Tổng Quan Thực Trạng Nâng Hạng Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam

Nâng hạng thị trường chứng khoán luôn là chủ đề được các nhà đầu tư quan tâm, đồng thời là mục tiêu chiến lược của bất kỳ thị trường tài chính, chính phủ, hoặc quốc gia nào. Việc nâng hạng không chỉ giúp củng cố hình ảnh của thị trường tài chính quốc gia mà còn gia tăng khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài. Theo Ngân hàng Thế giới, nếu được nâng hạng, Việt Nam có thể thu hút thêm tới 30 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, việc nâng hạng vẫn chưa thành hiện thực. Bài viết này sẽ phân tích những lý do khiến Việt Nam chưa đạt được sự nâng hạng, cùng các hạn chế và thách thức còn tồn đọng trong quá trình này. 

Trong vài tháng qua, đã có nhiều cuộc thảo luận sôi nổi và các diễn đàn không chỉ giữa các tổ chức tư nhân mà còn giữa các cơ quan chính phủ. Các tổ chức tư nhân và chính phủ Việt Nam cũng đã cùng nhau làm việc để phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm khẩn trương nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Đây không phải là một chủ đề mới mà thực chất đã âm ỉ trong nhiều năm. Chúng tôi đã quyết định tổng hợp lại và cung cấp một cái nhìn rõ ràng hơn về những gì đang diễn ra và dự đoán khi nào thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ trở thành một thị trường mới nổi.

Hình minh họa thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, từ thị trường cận biên được thêm vào danh sách theo dõi để trở thành thị trường mới nổi từ năm 2018. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố cản trở việc nâng hạng này. Mặc dù Việt Nam chiếm một tỷ trọng đáng kể trong chỉ số thị trường mới nổi, nhưng việc bị kẹt lại trong danh sách thị trường cận biên đã hạn chế sự phát triển và tiềm năng. Việc nâng hạng chắc chắn sẽ tạo thêm dư địa cho sự mở rộng, thu hút thêm đầu tư nước ngoài và thúc đẩy nền kinh tế địa phương, đồng thời mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và toàn bộ hệ thống tài chính.

Việt Nam vẫn là một thị trường cận biên mặc dù đang có hiệu suất vượt trội kể từ năm 2018

Financial Times Stock Exchange Russell (FTSE) và Morgan Stanley Capital International (MSCI) là hai tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại và theo dõi hiệu suất của các thị trường cận biên và thị trường mới nổi thông qua các chỉ số của họ. FTSE cung cấp các chỉ số như chỉ số thị trường cận biên FTSE (FTSE Frontier Index) và chỉ số thị trường mới nổi FTSE (FTSE Emerging Index). MSCI cung cấp chỉ số thị trường mới nổi MSCI (MSCI Emerging Markets Index) và chỉ số thị trường cận biên MSCI (MSCI Frontier Markets Index). Các chỉ số này giúp nhà đầu tư tiếp cận các thị trường này và đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.

Thị trường Việt Nam đã được thêm vào danh sách theo dõi của FTSE vào tháng 9 năm 2018, để tái phân loại từ thị trường "cận biên" sang thị trường "mới nổi". Kể từ đó, các báo cáo của FTSE Index cho thấy thị trường Việt Nam liên tục có hiệu suất vượt trội hơn so với chỉ số thị trường cận biên FTSE và gần như tương đương với hiệu suất của chỉ số thị trường mới nổi FTSE.

Nguồn: FTSR, tháng 3, 2024

Việt Nam cũng đã phát triển và chiếm ưu thế trên thị trường cận biên, chiếm khoảng 27% tỷ trọng của chỉ số thị cận biên MSCI (MSCI Frontier Market Index) tính đến cuối tháng 1 năm 2024, xếp vị trí thứ nhất trong số 23 quốc gia về giá trị vốn hóa thị trường cận biên. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa nằm trong danh sách xem xét nâng hạng của MSCI, dự kiến sẽ được đưa vào danh sách vào tháng 6 năm tới.

Nguồn: MSCI, tháng 6, 2024

Mặc dù hiệu suất thị trường của Việt Nam rất ấn tượng, nhưng thị trường Việt Nam vẫn chưa được nâng hạng lên thị trường mới nổi do một số yếu tố pháp lý và vận hành, bao gồm các hạn chế về quyền sở hữu nước ngoài, quyền lợi công bằng cho các nhà đầu tư nước ngoài, yêu cầu công bố thông tin và quy định thị trường bằng tiếng Anh, và yêu cầu phải ký quỹ hoàn toàn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Những hạn chế này là yếu tố quan trọng khiến cả FTSE và MSCI chưa hài lòng để phân loại Việt Nam là một thị trường mới nổi.

Vẫn đang ở giai đoạn đầu cùng nhiều hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài sau 24 năm  

Khi giới hạn sở hữu nước ngoài đối với một cổ phiếu đụng trần, các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải giao dịch thỏa thuận với nhau, dẫn đến giá cổ phiếu bị biến động mạnh hơn. Điều này trở thành vấn đề khi, chẳng hạn, nhiều công ty đại chúng hàng đầu tại Việt Nam hiện là các ngân hàng thương mại đại chúng, có giới hạn sở hữu nước ngoài tối đa là 30%.

Ngoài giới hạn về quyền sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài, thông tin trọng yếu và các công bố quy định thị trường thường chỉ được công bố bằng tiếng Việt, mà không có phiên bản tiếng Anh. Các nhà đầu tư nước ngoài không có đủ thông tin để đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả và cuối cùng là bị thất vọng. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải có 100% số vốn sẵn có khi thực hiện giao dịch, yêu cầu này không phổ biến so với các thị trường khác, điều này đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài thường phải bỏ lỡ các cơ hội sinh lời tốt.

Chính phủ cam kết cải thiện thông qua các cải cách pháp lý và công nghệ

Bộ Tài chính, cùng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các bộ, ngành liên quan, đang tích cực thúc đẩy các cải cách quy định để nâng cao hiệu quả thị trường chứng khoán Việt Nam. Gần đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 68/2024/TT-BTC, yêu cầu các công ty lớn và niêm yết phải công bố thông tin định kỳ bằng tiếng Anh bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2025. Từ năm 2028, tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch cũng sẽ phải công bố cả thông tin định kỳ và thông tin bất thường bằng tiếng Anh. Hơn nữa, thông tư này cho phép các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài mua cổ phiếu mà không cần có đủ tiền trong tài khoản, qua đó giải quyết vấn đề cấp bách về "pre-funding" đã gây khó khăn trong thời gian gần đây.

Các giới hạn sở hữu nước ngoài vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết triệt để, mặc dù đây là một chủ đề nóng được bàn luận gần đây. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng Việt Nam sẽ hoàn thiện khung pháp lý và bắt đầu triển khai rộng rãi Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) trong thời gian tới, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của các công ty niêm yết công khai mà không cần kiểm soát điều hành. NVDR đã được định nghĩa và đề cập trong Luật Doanh nghiệp 2020, nhưng vẫn chưa có quy định rõ ràng cho việc niêm yết và giao dịch công cụ này trên thị trường. Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cũng đang kêu gọi các đóng góp và đề xuất sửa đổi Luật Chứng khoán và các luật liên quan nhằm cải thiện và hỗ trợ tốt hơn cho thị trường.

Thị trường được nâng hạng sẽ thúc đẩy nền kinh tế địa phương và mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và toàn bộ hệ thống tài chính

Các chuyên gia từ Ngân hàng Thế giới ước tính rằng việc nâng hạng thị trường Việt Nam lên thị trường mới nổi có thể thu hút thêm 30 tỷ USD từ các nhà đầu tư nước ngoài trong vòng năm đến bảy năm tiếp theo. Dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước một lượng vốn mới dồi dào và tạo ra nhiều việc làm mới cho nền kinh tế địa phương. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể kỳ vọng lợi nhuận cao hơn khi Việt Nam thu hút thêm vốn và gia tăng sự hiện diện trên toàn cầu nhờ việc nằm trong chỉ số "Thị trường Mới Nổi" của MSCI và FTSE Russell. Thị trường cũng sẽ có tính thanh khoản cao hơn, giảm chi phí và thời gian giao dịch.  

Việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ thúc đẩy hoạt động của thị trường cổ phần đại chúng, mà còn dự kiến sẽ có tác động đáng kể đến thị trường cổ phần tư nhân. Với việc trở thành thị trường mới nổi, Việt Nam có khả năng thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tổ chức và các quỹ đầu tư tư nhân, những bên đang tìm kiếm lợi nhuận cao hơn trong một nền kinh tế đang phát triển. Khi niềm tin của nhà đầu tư tăng lên nhờ vào sự nâng hạng của thị trường Việt Nam, việc huy động vốn cho các quỹ đầu tư tư nhân tập trung vào Việt Nam hoặc Đông Nam Á sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Các nhà đầu tư tư nhân thường tìm kiếm các chiến lược thoái vốn có lợi nhuận, vàmột thị trường chứng khoán đang phát triển với tính thanh khoản được cải thiện và sự quan tâm của nhà đầu tư tăng lên sẽ cung cấp các cơ hội tốt hơn thông qua các đợt phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) hoặc bán ra trên thị trường thứ cấp.

Con đường có đầy hoa hồng những cũng rất nhiều gai

Chúng tôi thấy Việt Nam cần làm nhiều hơn nữa để có thể được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Khi thị trường được nâng hạng, sự gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài là động lực mạnh mẽ cho chính phủ và các bên tham gia thị trường, tuy nhiên, sẽ cần thời gian để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và chính phủ hiểu hết được và học hỏi các phương pháp tốt nhất trên thế giới để áp dụng để quản lý, trong khi vẫn đảm bảo tính ổn định và duy trì sự bền vững của thị trường tài chính, đặc biệt là các hạn chế liên quan đến quy định và hành động của chính phủ.

Thời điểm để được nâng hạng thị trường Việt Nam vẫn chưa rõ ràng

Mặc dù chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu quyết liệt được nâng hạng lên thị trường mới nổi vào năm 2025 và đang nỗ lực đáp ứng các tiêu chí của cả FTSE Russell và MSCI, thời gian chính thức để đáp ứng các tiêu chí vẫn chưa rõ ràng. Dựa trên các tiêu chí còn lại đã đề cập ở trên, chúng tôi dự đoán rằng Việt Nam sẽ cần ít nhất 1-2 năm để đạt được nâng hạng theo các tiêu chí của FTSE và khoảng 3-5 nămtheo các tiêu chí của MSCI.

Về tác giả
Bài viết này được viết bởi Nghi Trương, Robert Rosado và đã được phản biện ("các tác giả"). Đây là chuyên mục Góc Nhìn & Phân Tích, nơi mọi đồng nghiệp từ nhiều chuyên môn, phòng ban, và cấp độ kinh nghiệm khác nhau chia sẻ các chuyên môn, nghiên cứu, quan sát, phân tích, và góc nhìn liên quan đến công việc và khách hàng của chúng tôi.

Nguồn
Thông tin, dữ liệu và số liệu được lấy từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dữ liệu kinh tế của Cục Dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ và phân tích của tác giả.

Các Tuyên bố Miễn trừ Trách nhiệm 
Toàn bộ bài viết trên là góc nhìn của tác giả và chỉ mang tính cung cấp thông tin. Nó không nhằm mục đích cung cấp ý kiến tư vấn hoặc khuyến nghị, hoặc giải quyết vấn đề cho bất kỳ tổ chức, cá nhân, và vấn đề nào. Không ai nên dựa vào và/hoặc hành động dựa trên thông tin được đề cập mà không có sự tư vấn chuyên nghiệp phù hợp từ ASART.

ASART và tác giả sẽ không chịu trách nhiệm về nội dung của bài viết này, hoặc hậu quả của bất kỳ hành động nào dựa trên góc nhìn và thông tin được cung cấp.

Trong trường hợp bài viết chứa các quan điểm, ước tính và dự phóng trong tương lai liên quan đến Việt Nam, các thị trường, các công ty và các số liệu liên quan, thì các quan điểm, ước tính và dự phóng này có thể đúng hoặc không đúng. Chúng tôi không cung cấp bất kỳ sự đại diện hay đảm bảo nào về tính chính xác và đầy đủ của nội dung được thể hiện.

Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào sử dụng bài viết này để thảo luận, quyết định hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào phải tự mình xác minh tất cả các vấn đề liên quan, bao gồm tất cả thông tin và quan điểm trong bài viết này, và phải dựa vào các nghiên cứu, thẩm định và phán đoán của chính mình chứ không được dựa vào thông tin và góc nhìn trong bài viết này.

ASART và tác giả không chịu trách nhiệm về bất kỳ thông tin nào và từ chối mọi trách nhiệm đối với bất kỳ tổ chức, cá nhân, và vấn đề nào phát sinh từ hoặc liên quan đến bài viết này.

Về Chúng Tôi 
ASART là công ty tư vấn chuyên biệt hàng đầu cung cấp các dịch vụ tư vấn quản lý toàn diện về tài chính doanh nghiệp, chiến lược doanh nghiệp, và quản lý tài sản. Chúng tôi tập trung vào hoạt động mua bán & sáp nhập (M&A), hợp tác chiến lược, tối ưu hiệu quả đầu tư, và phát triển bền vững.

ASART theo dõi sát sao các xu hướng và thay đổi thị trường để cung cấp kiến thức chuyên sâu đáng tin cậy đẳng cấp quốc tế, kinh nghiệm thực tiễn, và hiểu biết sâu sắc độc lập về địa phương cho các tập đoàn đa quốc gia và các công ty Việt Nam hàng đầu muốn thành công và mở rộng ở Việt Nam và Châu Á.

Chúng tôi có một mạng lưới rộng lớn và chặt chẽ bao gồm các công ty hoạt động hiệu quả và các nhà đầu tư uy tín từ nhiều ngành khác nhau, bao gồm sản xuất, chăm sóc sức khỏe & dược phẩm, xây dựng & công trình, bất động sản, vận tải & logistics, ngân hàng & dịch vụ tài chính, bán lẻ, giáo dục, cơ sở hạ tầng, truyền thông và năng lượng.

Hiểu biết của chúng tôi giúp bạn đưa ra các quyết định sáng suốt, giải quyết các vấn đề hiệu quả hoặc có được một góc nhìn mới. Khả năng thực thi, kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng của chúng tôi về thị trường, đã hỗ trợ nhiều khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề khó, thực hiện các chiến lược phù hợp, tìm kiếm các mục tiêu, kết nối với các nhà đầu tư, và hoàn thành các thương vụ thành công, là không thể so sánh và được công nhận là hàng đầu.

Liên hệ qua contactus@asart.com.vn hoặc +84 28 3821 6166 để có thêm thông tin chuyên sâu và xem chúng tôi có thể giúp gì cho doanh nghiệp của bạn!

viTiếng Việt

Hẹn với chúng tôi

Thông tin của bạn sẽ được quản lý, sử dụng và bảo vệ theo chính sách bảo mật của chúng tôi. Để biết thêm chi tiết, vui lòng nhất vào đây.

Đăng ký để nhận các thông tin thị trường và nhận định chuyên sâu mới nhất từ chúng tôi!

Thông tin của bạn sẽ được quản lý, sử dụng và bảo vệ theo chính sách bảo mật của chúng tôi. Để biết thêm chi tiết, vui lòng nhất vào đây.